Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm có tên đầy đủ là Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm. Đây là giấy chứng nhận được cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ theo Luật An Toàn Thực Phẩm 55/2010/QH12 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011) quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành làm thủ tục xin Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.
Bên cạnh đó, Nghị định 15/2018/ NĐ – CP (có hiệu lực ngày 02 tháng 02 năm 2018) quy định những đơn vị đang sản xuất và kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải đăng ký xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong đó Công Ty Cổ Phần Chuẩn Phát Mai Bình là một trong những đơn vị chuyên cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Chúng tôi luôn tự hào là nơi mang đến những dịch vụ và giải pháp kinh doanh hoàn hảo nhất tới quý Khách Hàng.
Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp 0933 468 999 hoặc 0926 468 999 (gặp Mr. Ánh) để được tư vấn miễn phí 24/7.
1. Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( 02 Bản sao y công chứng không quá 3 tháng )
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
+ Sơ đồ mặt bằng của cơ sở cũng như các khu vực xung quanh.
+ Quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối thực phẩm, thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất của cơ sở đó.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp ( Nếu đã giấy khám sức khoẻ không quá 3 tháng thì bỏ qua bước này )
– Danh sách tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (có xác nhận của chủ cơ sở)
2. Trình tự và thủ tục xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
– Các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ có liên quan
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các cá nhân là Hộ kinh doanh thì nộp Hồ Sơ Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm tại UBND Quận (huyện)
+ Đối với các tổ chức là doanh nghiệp, công ty thì nộp hồ sơ tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm của tỉnh (thành phố) hoặc Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm của tỉnh (thành phố).
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
– Các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ có liên quan
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các cá nhân là Hộ kinh doanh thì nộp Hồ Sơ Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm tại UBND Quận (huyện)
+ Đối với các tổ chức là doanh nghiệp, công ty thì nộp hồ sơ tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm của tỉnh (thành phố) hoặc Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm của tỉnh (thành phố).
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Quy trình tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Khảo sát cơ sở và tư vấn để khắc phục những tồn tại, những điểm chưa hợp lý.
– Hướng dẫn thực hiện lưu mẫu. Cách ghi sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu.
– Hỗ trợ đưa nhân viên đi khám sức khỏe.
– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản phẩm, nước đá, nước sinh hoạt.
– Soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng.
– Tiếp đoàn thẩm định và làm việc với đoàn thẩm định.
– Nhận và trả kết quả cho khách hàng.
4. Mức xử phạt hành chính đối với các cơ sở không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Theo Nghị định 115/2018/NĐ – CP (có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018) Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm với mức phạt tối đa 100.000.000 (một trăm triệu đồng) đối với cá nhân, 200.000.000 (hai trăm triệu đồng) đối với tổ chức. Như vậy, với quy định hiện nay cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đã rất mạnh tay với những vi phạm của tổ chức, cá nhân.
– Mức xử phạt các tổ chức là doanh nghiệp, công ty nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng)
Hiện nay, việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi bắt đầu đi vào hoạt động.
Trong trường hợp các doanh nghiệp đang hoạt động mà giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đã hết thời hạn hoặc sắp hết thời hạn trước 3 tháng phải tiến hành xin cấp mới giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
– Sơ chế nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
– Nhà hàng trong khách sạn
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
– Kinh doanh thức ăn đường phố
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
6. Thời gian cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
– Thời gian cấp giấy chứng nhận là 15 – 25 ngày
– Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các Dịch vụ Liên Quan với Doanh Nghiệp sau đây:
– Dịch vụ Đăng kí Thành Lập Doanh Nghiệp
– Dịch vụ Kế Toán – Kiểm Toán – BCTC – Thuế
– Dịch vụ Thiết Kế Logo – Website